28 năm KDE


Đi qua các thời điểm đánh dấu 28 năm lịch sử của cộng đồng KDE, bắt đầu với những công nghệ giúp KDE được ra đời. Xem cuốn sách về 20 năm KDE của chúng tôi.


Bắt đầu


Bằng: Tiếng Việt English asturianu Català (Valencià) Català Český Deutsch Español Euskara Suomi Français עברית Bahasa Indonesia Italiano 日本語 한국어 Lietuvių Nederlands Norsk (nynorsk) Polski Português brasileiro Português Русский Slovenčina Slovenščina Svenska Türkçe Українська 简体中文 正體中文
1969

UNIX ra đời

Năm 1969, Ken ThompsonDennis Ritchie bắt đầu tạo ra UNIX. Ban đầu được viết bằng hợp ngữ, nó sớm được viết lại bằng C, một ngôn ngữ được tạo ra bởi Ritchie và được coi là bậc cao.

Thompson & Ritchie Thompson & Ritchie
1979

C++ được tạo ra

Năm 1979, Bjarne Stroustrup bắt đầu phát triển "C cùng với lớp", mà sau này trở thành C++. Theo ý kiến của ông, đó là ngôn ngữ duy nhất vào lúc đó cho phép viết các chương trình hiệu quả và đồng thời lại nhã nhặn.

Bjarne Stroustrup Bjarne Stroustrup
1984

Khởi đầu của Phần mềm Tự do

Năm 1984, Richard Stallman bắt đầu phát triển GNU (GNU is Not Unix - GNU không phải là Unix), một hệ điều hành hoàn toàn mở dựa trên Unix có sở hữu độc quyền.

Richard Stallman Richard Stallman
1991

Nhân Linux

Năm 1991, Linus Torvalds tạo ra nhân Linux dựa trên MINIX, một phiên bản Unix viết bởi Andrew Tanenbaum. Sự xuất hiện của Linux đã cách mạng hoá lịch sử phần mềm tự do và giúp phổ biến nó. Xem bản đồ hoạ thông tin 25 năm phát triển nhân Linux.

Linus Torvalds Linus Torvalds
1993

Các bản phân phối đầu tiên ra đời

Năm 1993, các bản phân phối miễn phí đầu tiên bắt đầu xuất hiện, dựa trên GNU và Linux. Một bản phân phối GNU/Linux thường được cấu thành bởi nhân Linux, các công cụ và thư viện GNU, và thêm nữa là một bộ ứng dụng.

GNU & Tux GNU & Tux
1995

Qt được tạo ra

Năm 1995, công ty Na Uy Troll Tech tạo ra kết cấu liên nền tảng Qt, dựa vào đó KDE sẽ được tạo ra trong năm tiếp theo. Qt đã trở thành cơ sở của các công nghệ chính của KDE trong 20 năm qua. Tìm hiểu thêm về lịch sử Qt.

Biểu trưng Qt Biểu trưng Qt
1996

KDE được công bố

Năm 1996, Matthias Ettrich công bố việc chế tạo Môi trường Bàn làm việc Chất (Kool Desktop Environment - KDE), một giao diện đồ hoạ cho các hệ thống Unix, xây bằng Qt và C++ và thiết kế cho người dùng cuối. Cái tên "KDE" là một cách chơi chữ với môi trường đồ hoạ CDE, có sở hữu độc quyền vào lúc đó. Đọc công bố nguyên gốc của Dự án KDE.

Matthias Ettrich Matthias Ettrich
1997

Hội thảo KDE Một

Năm 1997, khoảng 15 nhà phát triển KDE gặp mặt ở Arnsberg, Đức, để thực hiện dự án và thảo luận về tương lai của nó. Sự kiện này về sau được biết đến là KDE Một.

Ảnh của Cornelius Schumacher Ảnh của Cornelius Schumacher

KDE Beta 1

Phiên bản beta 1 của KDE được phát hành đúng 12 tháng sau công bố dự án. Nội dung văn bản phát hành nhấn mạnh rằng KDE không phải là một trình quản lí cửa sổ, mà là một môi trường tích hợp mà trình quản lí cửa sổ chỉ là một phần trong đó.

Ảnh chụp màn hình KDE Beta 1 Ảnh chụp màn hình KDE Beta 1

KDE e.V. được thành lập

Năm 1997, KDE e.V., tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho cộng đồng KDE về mặt tài chính và pháp lí, được thành lập ở Tübingen, Đức.

Biểu trưng KDE e.V. Biểu trưng KDE e.V.
1998

Tổ chức Qt Tự do của KDE được thành lập

Bản thoả thuận cho Tổ chức Qt Tự do của KDE được kí bởi KDE e.V. và Trolltech, công ti sở hữu Qt lúc đó. Tổ chức này đảm bảo sự khả dụng lâu dài của Qt với vai trò là phần mềm tự do.

Konqi với Qt trong tim Konqi với Qt trong tim

KDE 1 được phát hành

KDE phát hành phiên bản ổn định đầu tiên của môi trường đồ hoạ vào năm 1998, với các điểm nổi bật là một kết cấu phát triển ứng dụng, KOM/OpenParts, và một bản xem thử của bộ ứng dụng văn phòng.

KDE 1 KDE 1
1999

Konqi

Tháng Tư năm 1999, một chú rồng được công bố với vai trò là trợ tá hoạt hình của Trung tâm Trợ giúp KDE. Nó gây được rất nhiều thiện cảm và đã thay thế linh vật trước đó của dự án, Kandalf, từ phiên bản 3.x trở đi. Xem ảnh chụp màn hình KDE 2 hiển thị Konqi và Kandalf.

Konqi Konqi

Hội thảo KDE Hai

Tháng Mười năm 1999, hội nghị lần thứ hai của các nhà phát triển KDE diễn ra ở Erlangen, Đức. Xem bản báo cáo về Hội thảo KDE Hai.

Ảnh tập thể (ảnh của Cornelius Schumacher) Ảnh tập thể (ảnh của Cornelius Schumacher)
2000

Bàn làm việc KDE

Từ phiên bản beta 1 của KDE 2 đã có thể nhận thấy một sự thay đổi về cách gọi tên dự án. Các bản phát hành từng nhắc đến dự án với tên gọi "Môi trường Bàn làm việc K", nay bắt đầu gọi nó ngắn gọn là "Bàn làm việc KDE".

Biểu trưng KDE 2 Biểu trưng KDE 2

Hội thảo KDE Ba Beta

Tháng Bảy năm 2000, hội nghị lần thứ ba (beta) của các nhà phát triển KDE diễn ra ở Trysil, Na Uy. Xem hội nghị đó đã thực hiện những việc gì.

Ảnh của Cornelius Schumacher Ảnh của Cornelius Schumacher

KDE 2 được phát hành

KDE phát hành phiên bản thứ hai, với các thành phần chính là trình duyệt web và quản lí tệp Konqueror; và bộ ứng dụng văn phòng KOffice. Phần mã của KDE gần như được viết lại hoàn toàn cho phiên bản thứ hai này.

KDE 2 KDE 2
2001

Dự án KDE

Từ bản công bố phát hành của phiên bản 2.1.2, đã có thêm một thay đổi trong cách gọi tên. Các bản công bố bắt đầu gọi KDE là "Dự án KDE".

Màn hình khởi động KDE 2.1 Màn hình khởi động KDE 2.1

Phụ nữ KDE

Tháng Ba năm 2001, việc thành lập nhóm của phụ nữ trong cộng đồng được công bố. Phụ nữ KDE hướng đến việc giúp tăng số lượng phụ nữ trong các cộng đồng phần mềm tự do, đặc biệt là KDE. Xem đoạn phim "Các điểm nổi bật của Phụ nữ KDE" ở Akademy 2010.

Katie, bạn gái của Konqi Katie, bạn gái của Konqi
2002

Hội nghị KDE Ba

Tháng Ba năm 2002, khoảng 25 nhà phát triển đã tụ họp ở hội nghị KDE thứ ba tại Nuremberg, Đức. KDE 3 chuẩn bị được phát hành và mã KDE 2 cần được chuyển sang dùng thư viện Qt 3 mới.

Ảnh tập thể KDE Ba Ảnh tập thể KDE Ba

KDE 3

KDE phát hành phiên bản ba, đưa ra các bổ sung quan trọng: một kết cấu in mới, KDEPrint; việc biên dịch của dự án cho 50 ngôn ngữ; và một gói các ứng dụng giáo dục được duy trì bởi Dự án Giáo dục - Giải trí KDE.

KDE 3 KDE 3

Hội nghị KDE e.V.

Tháng Tám năm 2002, diễn ra hội nghị của các thành viên hội đồng KDE e.V. nhằm thiết lập cách thức hoạt động của tổ chức. Hai trong số các quyết định của hội nghị này là nhãn hiệu "KDE" sẽ được đăng kí và các thành viên mới cần được mời và ủng hộ bởi hai thành viên hoạt động của e.V..

Ảnh tập thể (ảnh của Cornelius Schumacher) Ảnh tập thể (ảnh của Cornelius Schumacher)
2003

KDE 3.1

Trong phiên bản 3.1 cộng đồng đã cho ra mắt KDE với một vẻ ngoài mới, một chủ đề mới cho các khiển tố, gọi là Keramik, và Crystal là chủ đề mặc định cho các biểu tượng. Xem Hướng dẫn tính năng mới của KDE 3.1.

KDE 3.1 KDE 3.1

Kastle

Tháng Tám năm 2003, khoảng 100 người đóng góp cho KDE từ nhiều nước khác nhau đã tụ họp ở một lâu đài ở Cộng hoà Séc. Sự kiện này được gọi là Kastle và là khởi nguồn của Akademy, sự kiện mà sau này trở thành hội nghị quốc tế hằng năm của cộng đồng.

Ảnh tập thể Kastle Ảnh tập thể Kastle
2004

Akademy 2004

Tháng Tám năm 2004, hội nghị quốc tế đầu tiên của cộng đồng đã diễn ra. Sự kiện được tổ chức tại Ludwigsburg, Đức, và đã khởi đầu một chuỗi sự kiện quốc tế với tên gọi "Akademy" diễn ra hằng năm kể từ đó. Sự kiện này có tên như vậy vì nó diễn ra ở trường làm phim của thành phố, tên là "Filmakademie". Xem ảnh tập thể của tất cả các Akademy.

Ảnh tập thể Akademy 2004 Ảnh tập thể Akademy 2004
2005

KDE 3.5

KDE 3.5 được phát hành. Phiên bản này giới thiệu nhiều tính năng mới, trong đó có SuperKaramba, một công cụ cho phép tuỳ biến bàn làm việc với các "tiểu ứng dụng"; các trình phát Amarok và Kaffeine; và trình ghi phương tiện K3B. Xem KDE 3.5: Hướng dẫn trực quan cho các tính năng mới.

KDE 3.5 KDE 3.5
2006

Akademy-Es đầu tiên

Tháng Ba năm 2006, hội nghị đầu tiên của những người đóng góp KDE Tây Ban Nha diễn ra ở Barcelona. Từ đó, Akademy-Es đã trở thành một sự kiện hằng năm. Tìm hiểu thêm về nhóm đóng góp KDE Tây Ban Nha.

Ảnh Akademy-Es đầu tiên Ảnh Akademy-Es đầu tiên

Hội nghị Lõi KDE Bốn

Tháng Bảy năm 2006, các nhà phát triển các thư viện lõi KDE tụ họp ở Trysill, Na Uy, tại hội nghị Lõi KDE Bốn. Sự kiện này giống như là kế thừa hội thảo KDE Ba Beta và hội nghị KDE Ba, ở đó, các nhà phát triển đã thực hiện việc phát triển KDE 4 và gia cố một số thư viện lõi trong dự án.

Ảnh tập thể (ảnh của Cornelius Schumacher) Ảnh tập thể (ảnh của Cornelius Schumacher)
2007

Guademy

Tháng Ba năm 2007, người đóng góp của KDE và Gnome gặp mặt ở A Coruña, Tây Ban Nha, một sự kiện với mong muốn thiết lập sự cộng tác giữa hai dự án. Sự kiện được biết đến với tên gọi Guademy, một sự kết hợp của Guadec, tên của sự kiện Gnome và Akademy, tên sự kiện KDE.

Ảnh tập thể Guademy Ảnh tập thể Guademy

KDE 4 Alpha 1

Tháng Năm năm 2007, phiên bản alpha 1 của KDE 4, tên mã "Knut", được công bố. Bản công bố này cho thấy một bàn làm việc hoàn toàn mới, với một chủ đề mới, Oxygen, các ứng dụng mới như Okular và Dolphin, và một hệ vỏ bàn làm việc mới, Plasma. Xem KDE 4.0 Alpha 1: Hướng dẫn trực quan cho các tính năng mới.

KDE 4 Alpha 1 KDE 4 Alpha 1

Nền tảng phát triển KDE 4

Tháng Mười năm 2007, KDE công bố phiên bản ứng cử của nền tảng phát triển, bao gồm các thư viện và công cụ cơ bản để phát triển các ứng dụng KDE.

Nhà phát triển Konqi Nhà phát triển Konqi
2008

KDE 4

Năm 2008, cộng đồng đã công bố phiên bản KDE 4 mang tính cách mạng. Ngoài các tác động trực quan của chủ đề mặc định mới, Oxygen, và giao diện bàn làm việc mới, Plasma, KDE 4 còn có những sáng kiến mới khi giới thiệu các ứng dụng: trình đọc PDF Okular, trình quản lí tệp Dolphin, cũng như KWin, hỗ trợ các hiệu ứng đồ hoạ. Xem Hướng dẫn trực quan KDE 4.0.

KDE 4.0 KDE 4.0

Cộng đồng KDE

Từ bản công bố phiên bản 4.1, đã xuất hiện một xu hướng gọi KDE là một "cộng đồng" chứ không chỉ là một "dự án". Sự thay đổi này đã được công nhận và khẳng định trong công bố định lại nhãn hiệu vào năm sau đó.

Cộng đồng Konqi Cộng đồng Konqi
2009

Camp KDE đầu tiên

Tháng Một năm 2009, ấn bản đầu tiên của Camp KDE diễn ra ở Negril, Jamaica. Đây là sự kiện KDE đầu tiên ở châu Mĩ. Sau đó, đã có thêm hai hội thảo tại Mĩ, năm 2010 ở San Diego, và năm 2011 ở San Francisco.

Ảnh tập thể 2009 Ảnh tập thể 2009

Gran Canaria Desktop Summit

Tháng Bảy năm 2009, Desktop Summit, một hội thảo chung của cộng đồng KDE và Gnome, lần đầu tiên diễn ra ở Gran Canaria, Tây Ban Nha. Akademy 2009 được tổ chức cùng với sự kiện này.

Ảnh tập thể DS 2009 Ảnh tập thể DS 2009

1 triệu bản chuyển giao

Cộng đồng đạt đến dấu mốc 1 triệu bản chuyển giao. Từ con số 500.000 vào tháng Một năm 2006 và 750.000 vào tháng Mười Hai năm 2007, chỉ 19 tháng sau, lượng đóng góp đã đạt mốc 1 triệu. Sự gia tăng này trùng với thời gian bắt đầu phiên bản KDE 4 mang tính đổi mới.

Lượng người đóng góp hoạt động ở thời điểm đó Lượng người đóng góp hoạt động ở thời điểm đó

Hội nghị Randa đầu tiên

Tháng Chín năm 2009, sự kiện đầu tiên trong một loạt sự kiện được biết đến với tên gọi Hội nghị Randa diễn ra ở Randa, Alpes Thuỵ Sĩ. Sự kiện đã thực hiện một số đoạn nước rút của nhiều dự án cộng đồng khác nhau. Từ đó, Hội nghị Randa diễn ra hằng năm.

Ảnh tập thể RM đầu tiên Ảnh tập thể RM đầu tiên

Định lại nhãn hiệu

Tháng Mười Một năm 2009, cộng đồng công bố các thay đổi về thương hiệu. Cái tên "Môi trường Bàn làm việc K" đã trở nên mơ hồ, lỗi thời, và được thay thế bằng "KDE". Cái tên "KDE" không còn chỉ nhắc đến một môi trường bàn làm việc, mà giờ đại diện cho cả cộng đồng lẫn tập hợp dự án được cộng đồng này hỗ trợ.

Biểu đồ nhãn hiệu Biểu đồ nhãn hiệu

Tập hợp Phần mềm KDE

Từ phiên bản 4.3.4 trở đi, các bản công bố KDE bắt đầu nhắc đến toàn bộ các sản phẩm với tên gọi 'Tập hợp Phần mềm KDE' (KDE Software Compilation - KDE SC). Hiện nay, xu hướng này đã bị từ bỏ.

Sơ đồ nhãn hiệu Sơ đồ nhãn hiệu
2010

Akademy-Br

Tháng Tư năm 2010, hội nghị đầu tiên của những người đóng góp KDE Brazil đã diễn ra. Sự kiện được tổ chức ở Salvador, Bahia, và là ấn bản Brazil duy nhất của Akademy. Từ 2012 trở đi, sự kiện này mở rộng thành hội nghị cho tất cả những người đóng góp ở châu Mĩ La-tinh.

Ảnh tập thể Akademy-Br Ảnh tập thể Akademy-Br

Nhập Cuộc (Join the Game)

Tháng Sáu năm 2010, KDE e.V. công bố chương trình thành viên hỗ trợ "Nhập Cuộc", hướng đến việc thúc đẩy các hỗ trợ về tài chính cho cộng đồng. Khi tham gia chương trình, bạn trở thành một thành viên của KDE e.V., đóng góp một khoản thường niên và có thể tham gia các hội nghị hằng năm của tổ chức.

Biểu trưng JtG Biểu trưng JtG

KDE SC 4.5

Tháng Tám năm 2010, cộng đồng công bố phiên bản 4.5 của các sản phẩm: Nền tảng phát triển, Các Ứng dụng và Không gian làm việc Plasma. Mỗi sản phẩm bắt đầu có công bố phát hành riêng. Một trong số các điểm nổi bật của phiên bản này là giao diện Plasma cho netbook, được công bố vào phiên bản 4.4.

Ảnh chụp màn hình Plasma cho netbook Ảnh chụp màn hình Plasma cho netbook

Bộ ứng dụng Calligra

Tháng Mười Hai năm 2010, cộng đồng công bố Bộ ứng dụng Calligra, tách ra từ bộ ứng dụng KOffice. KOffice bị ngừng phát triển từ 2011.

Biểu trưng Bộ ứng dụng Calligra Biểu trưng Bộ ứng dụng Calligra
2011

Conf KDE India đầu tiên

Tháng Ba năm 2011, hội thảo đầu tiên của cộng đồng KDE và Qt ở Ấn Độ diễn ra ở Bengaluru. Kể từ đó, sự kiện này diễn ra hằng năm.

Ảnh tập thể Conf India Ảnh tập thể Conf India

Desktop Summit 2011

Tháng Tám năm 2011, một hội thảo chung nữa của cộng đồng KDE và Gnome diễn ra ở Berlin, Đức. Gần 800 người đóng góp từ khắp nơi trên thế giới tụ họp để chia sẻ các ý tưởng và cùng làm việc trong nhiều dự án phần mềm tự do khác nhau.

Ảnh tập thể DS 2011 Ảnh tập thể DS 2011

Plasma Active

Cộng đồng phát hành phiên bản đầu tiên của giao diện cho các thiết bị di động, Plasma Active. Về sau, nó được thay thế bởi Plasma Di động.

Ảnh chụp màn hình Plasma Active 1 Ảnh chụp màn hình Plasma Active 1
2012

LaKademy đầu tiên

Tháng Tư năm 2012, hội nghị đầu tiên của những người đóng góp KDE ở châu Mĩ La-tinh, LaKademy, diễn ra. Sự kiện được tổ chức ở Porto Alegre, Brazil. Ấn bản thứ hai diễn ra năm 2014 ở São Paulo, và từ đó đã trở thành một sự kiện hằng năm. Tính đến nay, tất cả các ấn bản đều được tổ chức ở Brazil, nơi có số lượng người đóng góp cao nhất trong cộng đồng châu Mĩ La-tinh.

Ảnh tập thể LaKademy 2012 Ảnh tập thể LaKademy 2012

Tuyên ngôn KDE

Tuyên ngôn KDE, một tài liệu trình bày các lợi ích và nghĩa vụ của một dự án KDE, được xuất bản. Nó cũng giới thiệu các giá trị cốt lõi dẫn dắt cộng đồng: Quản trị Mở, Phần mềm Tự do, Hoà nhập, Cải tiến, Sở hữu Chung, và Hướng Người dùng Cuối.

Tranh tuyên ngôn KDE Tranh tuyên ngôn KDE

Konqi mới

Tháng Mười Hai năm 2012, cộng đồng mở một cuộc thi sử dụng Krita để tạo ra một linh vật mới. Người thắng cuộc là Tyson Tan, người đã tạo ra vẻ ngoài mới cho Konqi và Katie.

Konqi được thiết kế lại Konqi được thiết kế lại
2013

Thay đổi chu kì phát hành

Tháng Chín năm 2013, cộng đồng công bố các thay đổi trong chu kì phát hành các sản phẩm. Mỗi sản phẩm, Không gian làm việc, Ứng dụng, và Nền tảng, giờ có kì phát hành tách biệt. Thay đổi này là một sự phản ánh của việc tái cấu trúc các công nghệ KDE. Việc tái cấu trúc này dẫn đến thế hệ tiếp theo của các sản phẩm cộng đồng, sẽ được phát hành vào năm sau đó.

Biểu đồ các công nghệ của KDE được tách riêng Biểu đồ các công nghệ của KDE được tách riêng
2014

Các Kết cấu 5

Phiên bản ổn định đầu tiên của Các Kết cấu 5 (KF5), kế thừa từ Nền tảng KDE 4, được phát hành. Thế hệ mới này của các thư viện KDE dựa trên Qt 5 đã khiến cho nền tảng phát triển KDE được chia khối hơn và làm thuận tiện cho việc phát triển liên nền tảng.

Quá trình tiến hoá của các công nghệ KDE Quá trình tiến hoá của các công nghệ KDE

Plasma 5

Phát hành phiên bản ổn định đầu tiên của Plasma 5. Thế hệ Plasma mới này có một chủ đề mới, Breeze. Các thay đổi bao gồm việc chuyển sang một chuỗi công nghệ đồ hoạ mới, hoàn toàn được tăng tốc phần cứng, lấy một đồ thị màn (scenegraph) OpenGL(ES) làm trung tâm. Phiên bản Plasma này dùng Qt 5 và Các Kết cấu 5 làm cơ sở.

Ảnh chụp màn hình Plasma 5 Ảnh chụp màn hình Plasma 5

GCompris gia nhập KDE

Tháng Mười Hai năm 2014, bộ phần mềm giáo dục GCompris gia nhập vườn ươm dự án của cộng đồng KDE. Bruno Coudoin, người sáng lập dự án năm 2000, quyết định viết lại nó bằng Qt Quick để làm thuận tiện cho việc sử dụng nó trên các nền tảng di động. Ban đầu nó được viết bằng GTK+.

Biểu trưng GCompris Biểu trưng GCompris

Plasma Di động

Cộng đồng công bố Plasma Di động, một giao diện cho điện thoại thông minh, sử dụng Qt, Các Kết cấu 5 và các công nghệ hệ vỏ Plasma.

Ảnh Plasma Di động Ảnh Plasma Di động
2015

Plasma trên Wayland

Ảnh sống đầu tiên của Plasma chạy trên Wayland được đưa ra cho tải về. Từ năm 2011, cộng đồng đã làm việc để hỗ trợ Wayland trong KWin, là Trình kết hợp của Plasma, và là trình quản lí cửa sổ.

KWin trên Wayland KWin trên Wayland

Plasma 5.5

Phiên bản 5.5 được công bố với nhiều tính năng mới: các biểu tượng mới trong chủ đề Breeze, hỗ trợ OpenGL ES trong KWin, tiến triển trong việc hỗ trợ Wayland, một phông chữ mặc định mới (Noto), một thiết kế mới.

Ảnh chụp màn hình Plasma 5.5 Ảnh chụp màn hình Plasma 5.5
2016

Neon KDE

Cộng đồng công bố việc thêm một dự án nữa vào vườn ươm, Neon KDE, dựa trên Ubuntu. Các nhà phát triển, người kiểm thử, nghệ sĩ, nhà biên dịch và người dùng sớm có thể lấy mã tươi từ git ngay khi nó được cộng đồng KDE chuyển giao.

Ảnh chụp màn hình Neon 5.6 Ảnh chụp màn hình Neon 5.6

Akademy 2016 một phần của QtCon

Akademy 2016 diễn ra như là một phần của QtCon vào tháng Chín năm 2016 ở Berlin, Đức. Sự kiện có sự góp mặt của Qt, FSFE, VideoLAN và cộng đồng KDE. Nó kỉ niệm 20 năm của KDE, 20 năm của VLC, và 15 năm của FSFE.

Biểu ngữ QtCon Biểu ngữ QtCon

Giao diện người dùng Kirigami

Kirigami được phát hành, một bộ các thành phần QML để phát triển ứng dụng dựa trên Qt cho các thiết bị di động hoặc máy tính.

Biểu trưng Kirigami Biểu trưng Kirigami

KDE giới thiệu Tầm nhìn cho tương lai

Đầu năm 2016, dựa trên kết quả của một cuộc khảo sát và các thảo luận mở giữa các thành viên trong cộng đồng, KDE đã xuất bản một tài liệu phác thảo tầm nhìn cho tương lai. Tầm nhìn này đại diện cho các giá trị mà các thành viên coi là quan trọng nhất: "Một thế giới ở đó mọi người nắm quyền điều khiển cuộc sống số của mình và tận hưởng sự tự do và tính riêng tư." Ý tưởng của việc định ra tầm nhìn này là nhằm làm rõ những động lực chính dẫn dắt cộng đồng.

KDE công bố Hội đồng Cố vấn

Để chính thức hoá sự hợp tác giữa cộng đồng và các tổ chức liên minh, KDE e.V. công bố Hội đồng Cố vấn. Thông qua Hội đồng Cố vấn, các tổ chức có thể đưa ra các phản hồi đối với những hoạt động và những quyết định của cộng đồng, tham gia các hội nghị thường kì với KDE e.V., và dự các đoạn nước rút Akademy và của cộng đồng.

KDE kỉ niệm 20 năm

Ngày 14 tháng Mười, KDE kỉ niệm sinh nhật lần thứ 20. Dự án khởi đầu là một môi trường bàn làm việc cho các hệ thống Unix, ngày nay trở thành một cộng đồng ươm mầm các ý tưởng và các dự án vươn xa hơn hẳn các công nghệ máy tính. Để kỉ niệm dịp này, cộng đồng đã xuất bản một cuốn sách viết bởi những người đóng góp. Chúng tôi còn có những buổi tiệc được tổ chức ở tám quốc gia.

Tranh 20 năm KDE của Elias Silveira Tranh 20 năm KDE của Elias Silveira
2017

Slimbook KDE được công bố

Hợp tác với một nhà bán lẻ máy tính Tây Ban Nha, cộng đồng công bố sự ra mắt của Slimbook KDE, một máy tính xách tay đi kèm với Plasma KDE và Các Ứng dụng KDE được cài đặt sẵn. Chiếc máy này cung cấp một phiên bản cài đặt sẵn của Neon KDE và có thể mua ở địa điểm web của nhà bán lẻ này.

Slimbook KDE Slimbook KDE

QtCon Brasil được công bố

Lấy ý tưởng từ QtCon 2016 diễn ra ở Berlin với sự góp mặt của các cộng đồng KDE, VLC, Qt và FSFE, cộng đồng KDE ở Brazil tổ chức QtCon Brasil vào năm 2017. Sự kiện được tổ chức ở São Paulo và bao gồm những chuyên gia Qt ở Brazil và nước ngoài, trong hai ngày với những buổi thảo luận và một ngày đào tạo.

Các mục tiêu đặt ra cho KDE

KDE đặt mục tiêu cho bốn năm tiếp theo. Là một phần trong nỗ lực của các thành viên từ năm 2015, cộng đồng đã đặt ba mục tiêu chính cho các năm tới: cải thiện tính khả dụng và năng suất của các phần mềm, đảm bảo rằng các phần mềm giúp bảo vệ tính riêng tư của người dùng, và làm thuận tiện cho việc đóng góp và việc gia nhập của những người đóng góp mới.

2018

Quỹ Handshake quyên góp 300.000 USD cho KDE

Năm 2018, Quỹ Handshake đã quyên góp 300.000 USD cho KDE e.V. Số tiền này được dùng làm kinh phí cho các dự án, tài trợ việc phát triển Bộ ứng dụng Văn phòng Calligra và tiếp tục cam kết của chúng tôi trong việc tạo ra phần mềm tự do và nguồn mở cho người dùng khắp toàn cầu.

Quỹ Handshake (Cái bắt tay) Quỹ Handshake (Cái bắt tay)

Debian gia nhập Hội đồng Cố vấn KDE

Debian, bản phân phối Linux nổi tiếng ra đời năm 1993, gia nhập Hội đồng Cố vấn của KDE, củng cố hơn nữa sự hợp tác giữa hai cộng đồng. Với sự kiện này, chúng ta trông đợi cả hai cộng đồng sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau để xây dựng các dự án FLOSS.

Cộng đồng Debian Cộng đồng Debian

Quỹ Pineapple quyên góp 200.000 USD cho KDE

Pineapple, một quỹ phúc thiện nặc danh, đã quyên góp 200.000 cho KDE e.V vào năm 2018. Việc này giúp KDE thanh toán các chi phí liên quan đến cộng đồng của chúng ta, chẳng hạn như các đoạn nước rút và các sự kiện.

Quỹ Pineapple (Quả dứa) Quỹ Pineapple (Quả dứa)
2019

Tờ báo sử dụng KDE đạt được vị trí đầu tiên trên thế giới

Nhật báo Janayugom trở thành tờ báo đầu tiên trên thế giới chuyển sang dùng hoàn toàn phần mềm tự do cho việc xuất bản. Tờ báo địa phương này có 100.000 người đọc dài hạn ở bang Kerala, Ấn Độ. Một sự kiện chào mừng bước đi này đã diễn ra với sự tham dự của Thủ hiến bang. Plasma, Okular, Krita, và các phần mềm khác đã được triển khai trên các hệ thống ở khắp 14 văn phòng.

KDE sử dụng GitLab làm nền tảng phát triển trực tuyến

Năm 2019, KDE chuyển sang dùng GitLab làm nền tảng DevOps chính. Sự thay đổi này cho phép cộng đồng KDE làm việc hiệu quả hơn và giảm bớt khó khăn cho những người đóng góp mới tham gia. Hiện thể GitLab của chúng tôi nằm ở Invent KDE.

KDE sử dụng GitLab KDE sử dụng GitLab

Các mục tiêu mới cho 2019

KDE công bố một danh sách mới các mục tiêu cho tương lai gần ở hội nghị Akademy 2019. Cộng đồng đã chắt lọc một danh sách dài các đề xuất và lựa chọn dành ưu tiên cho một trải nghiệm người dùng thống nhất trên khắp các phần mềm KDE, đưa các ứng dụng KDE đến tay người dùng với sự trợ giúp của các phương pháp đóng gói mới, và cải thiện phiên Wayland.

KDE sử dụng Matrix làm nền tảng nhắn tin nhanh

Matrix, một nền tảng nhắn tin nhanh nguồn mở, phi tập trung, và an toàn, đã trở thành phương thức giao tiếp mặc định và được khuyến khích dành cho những ai muốn nhắn tin nhanh với giao diện đồ hoạ. Matrix cho phép các thành viên của cộng đồng có thể dùng các trình khách trên nền web, máy tính hoặc di động, cũng như các trình khách bản địa KDE, chẳng hạn như Neochat. Các kênh IRC vẫn hoạt động và được bắc cầu sang Matrix, đảm bảo cho các thành viên sử dụng các hệ thống khác nhau vẫn dễ dàng giao tiếp với nhau. Cũng như vậy với các kênh Telegram, mặc dù các cầu này không được coi là chính thức, vì Telegram không mở mã nguồn các máy chủ và các phương pháp mật mã hoá của nó.

2020

PinePhone KDE được công bố

Các nhà phát triển Plasma Di động của KDE hợp tác với PINE64 để chế tạo PinePhone Phiên bản Cộng đồng KDE, một chiếc điện thoại đi động chỉ bao gồm phần mềm tự do, dễ dàng vọc và bảo vệ sự riêng tư của bạn.

PinePhone KDE PinePhone KDE

GCompris mừng kỉ niệm 20 năm và được triển khai ở hàng ngàn trường học ở Kerala, Ấn Độ

Năm 2020, GCompris kỉ niệm sinh nhật thứ 20 và được triển khai ở nhiều trường học ở bang Kerala, Ấn Độ. Các ứng dụng giáo dục của KDE đã và đang hỗ trợ học sinh sinh viên trên khắp thế giới trong hàng chục năm qua và nằm trong Dự án Giáo dục KDE.

GCompris bằng tiếng Malayalam GCompris bằng tiếng Malayalam
2021

Slimbook trở thành một nhà bảo trợ của KDE

Slimbook, một thương hiệu máy tính Tây Ban Nha tập trung vào Linux, đã tham gia KDE với tư cách nhà bảo trợ. Họ đã bán các loại máy tính khác nhau với GNU/Linux và Plasma trong nhiều năm, và tiếp tục hỗ trợ KDE và phong trào nguồn mở với những đóng góp của mình.

Alejandro López (phải), CEO của Slimbook, với Adriaan de Groot của hội đồng KDE e.V.. Alejandro López (phải), CEO của Slimbook, với Adriaan de Groot của hội đồng KDE e.V..

PINE64 tham gia KDE với tư cách nhà bảo trợ

PINE64 là một công ti tập trung vào việc phân phối điện thoại và các thiết bị khác với giá phải chăng, chất lượng cao và phần mềm nguồn mở. PINE64 đã trở thành một nhà bảo trợ của KDE sau nhiều năm phân phối các thiết bị với phần mềm KDE.

PinePhone Phiên bản Cộng đồng KDE PinePhone Phiên bản Cộng đồng KDE

Hãng Máy tính TUXEDO trở thành một nhà bảo trợ của KDE

Máy tính TUXEDO bán các sản phầm khác nhau với GNU/Linux và Plasma KDE cài đặt sẵn. Họ đã hỗ trợ phần mềm nguồn mở trong nhiều năm và nay họ đã trở thành một nhà bảo trợ của KDE.

Herbert Feiler, CEO của hãng Máy tính TUXEDO. Herbert Feiler, CEO của hãng Máy tính TUXEDO.

Valve lựa chọn Plasma KDE cho Steam Deck

Valve, nhà sản xuất của Steam, công bố thiết bị máy tính di động chơi trò chơi, với tên gọi Steam Deck, dùng Plasma KDE làm môi trường bàn làm việc mặc định. Các nhà phát triển KDE đã làm việc với Valve để giúp Plasma hoạt động tốt với Steam Deck.

Plasma KDE chạy trên Steam Deck Plasma KDE chạy trên Steam Deck
2022

First in-person post-Pandemic Akademy held in Barcelona

Akademy 2022 was held in Barcelona from the 1st to the 7th of October. it was the first time in two years Community members and guests laid out in person what had been going on within KDE's projects (and adjacent projects), the state of the art, and where things were headed.

Attendees to the 2022 Akademy held in Barcelona. Attendees to the 2022 Akademy held in Barcelona.

KDE runs two consecutive fundraisers and completes them both

KDE attempted two new fundraising initiatives in 2022. The first involved raising funds for a specific app: Kdenlive, KDE's video editor. Our goal was to raise €15,000 to enable developers to add much-requested features and stabilize the code. The second initiative was the end-of-year fundraiser, where we aimed to raise €20,000. Both fundraisers were massive successes, surpassing the goals we had set. This achievement stands as a testament to the generosity of community members, supporters, and users.

Katie and Konqi thank you for your donation. Katie and Konqi thank you for your donation.
2023

The KDE Free Qt Foundation celebrates its 25th anniversary

The Foundation guarantees the present and future freedom of the Qt framework as it has the right to release Qt under the BSD license if necessary to ensure that Qt remains open source. This remarkable legal guarantee protects the free software community and creates trust among developers, contributors, and customers.

The KDE Free Qt Foundation helps keep the Qt toolset free. The KDE Free Qt Foundation helps keep the Qt toolset free.

g10 Code Becomes a KDE Patron

g10 Code GmbH joined the ranks of KDE patrons. g10 Code provides custom development, enhancements, and audits of cryptographic software -- in particular for the popular GnuPG encryption and digital signature tools.

The g10 logo. The g10 logo.
2024

KDE Launches Plasma 6

With Plasma 6, our technology stack underwent two major upgrades: a transition to the latest version of our application framework, Qt, and a migration to the modern Linux graphics platform, Wayland. The launch was dubbed "MegaRelease", as new versions of KDE's apps and Frameworks, along with a new version of Plasma Mobile were all published at the same time.

The default Plasma 6 desktop environment. The default Plasma 6 desktop environment.